Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì? Thủ Tục Và Mức Phí Ra Sao?

145 lượt xem

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Bảo lãnh ngân hàng bao gồm những loại nào? mức chi phí ra sao?. Đây là những thắc mắc đặt ra của không ít người khi quan tâm tới dịch vụ này.

Vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây để hiểu những thông tin liên quan về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng nhé!

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, khi đó bên bảo lãnh (ngân hàng) sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên có quyền)  đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả) khi bên được bảo lãnh không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ với bên nhận bảo lãnh (bên có quyền). 

Lúc đó bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho bên ngân hàng theo đúng thỏa thuận đề ra.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Xem thêm: mẫu unc acb mới nhất

Thủ Tục Cam Kết Bảo Lãnh Ngân Hàng

Ở trên chúng ta đã đề cập đến khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì rồi thì ở phần này sẽ tìm hiểu về những thủ tục cam kết khi bảo lãnh ngân hàng. 

Thủ tục cam kết bảo lãnh ngân hàng là hình thức văn bản được phát hành nhằm đảm bảo cho lợi ích của các bên khi tham gia. Về thủ tục cam kết bảo lãnh phải có các nội dung như sau:

  • Áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật.
  • Số hiệu và hình thức cam kết bảo lãnh.
  • Thông tin về các bên khi tham gia bảo lãnh.
  • Ngày bắt đầu bảo lãnh và ngày hết hiệu lực bảo lãnh.
  • Số tiền bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Giấy tờ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thủ tục bảo lãnh ngân hàng
Thủ tục bảo lãnh ngân hàng

Bên cạnh đó, cam kết bảo lãnh có thể sẽ được bổ sung hoặc sửa đổi tùy vào thỏa thuận của các bên sao cho có sự thống nhất và phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cách tính vốn lưu động đúng nhất

Phân Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng

Để phân loại bảo lãnh ngân hàng ta có thể phân chia theo mục đích, hình thức cũng như đối tượng bảo lãnh. Cụ thể sẽ được phân chia như sau:

Bảo lãnh theo mục đích

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Đây là loại bảo lãnh được dùng khá phổ biến hiện nay. Loại hình này sẽ đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của bên khách hàng cho bên nhận bảo lãnh theo đúng hợp đồng đã cam kết.

Bảo lãnh dự thầu

Mục đích của bảo lãnh này là cam kết việc người dự thầu không ký hợp đồng, không rút lui khi trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ những quy định trong hợp đồng mà không thực hiện mức phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết.

Bảo lãnh thanh toán

Đây là hình thức bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán thiếu số tiền trong hợp đồng thì ngân hàng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết.

Bảo lãnh hoàn lại thanh toán

Trong trường hợp khách hàng phạm vào các hình thức cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả số chi phí cung ứng cho bên nhận bảo lãnh. Khi đó tổ chức tín dụng sẽ đảm bảo nghĩa vụ hoàn lại thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký cho bên nhận bảo lãnh.

Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Xem thêm: đáo hạn là gì?

Bảo lãnh ngân hàng theo hình thức phát hành

Bảo lãnh trực tiếp

Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được dựa trên mối quan hệ của 3 bên trong bảo lãnh. Trong đó ngân hàng bảo lãnh sẽ làm việc trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người hưởng thụ, ngân hàng được phép trực tiếp đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp

Đây là hình thức bảo lãnh phức tạp hơn do có sự tham gia của ít nhất 4 thành phần: ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp là loại hình trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng chỉ thị đề xuất ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh cho người hưởng thụ. 

Phân loại theo đối tượng bảo lãnh

Bảo lãnh trong nước

Là loại bảo lãnh mà các đối tượng tham gia bảo lãnh ở trong cùng phạm vi một quốc gia. Các hình thức bảo lãnh áp dụng cho loại này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước,.. được tiến hành thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.

Bảo lãnh ngoài nước

Là hình thức thức bảo lãnh mà hai bên tham gia không ở trong cùng 1 phạm vi quốc gia. Một bên tham gia bảo lãnh ở trong nước còn một bên ở nước ngoài.

Loại hình bảo lãnh này sẽ sử dụng theo 1 số hình thức như: mở thư tín dụng mua hàng trả chậm, ký cam kết bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ nước ngoài, phát hành thư bảo lãnh, lập giấy chứng nhận gia hạn nợ.

Mức Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng

Sau khi tìm hiểu xong bảo lãnh ngân hàng là gì bạn cần phải hiểu rõ hơn về mức phí bảo lãnh ra sao. Mức phí bảo lãnh ngân hàng là số tiền mà người được bảo lãnh phải chi trả cho ngân hàng do có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. 

Chi phí bảo lãnh phải đảm bảo những chi phí rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Nếu xét dưới góc độ trao đổi thì chi phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó.

Chi phí bảo lãnh sẽ được tính theo công thức:

Chi phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh: là chi phí ngân hàng cam kết đứng ra trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng những gì ghi trong hợp đồng bảo lãnh
  • Tỷ lệ phí: tùy vào từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng sẽ có những lệ phí chi trả riêng.

Kết Luận

Trên đây là bài viết tổng hợp để giải đáp cho bạn những vấn đề xoay quanh bảo lãnh ngân hàng là gì. Hy vọng với thông tin mà chúng tôi đã mang đến sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức hơn cho bản thân mình.

Thông tin được biên tập bởi vaytien79.com

5/5 - (1 bình chọn)